Tình hình việc nhượng quyền kinh doanh trà sữa Việt Nam trong năm 2022. Có thể nói rằng 2021 là năm vô cùng khó khăn, khi nhiều hàng quán buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh, chính vì thế mà năm 2022 được kỳ vọng sẽ một năm để lấy đà để phát triển cho các năm sau. Nhưng liệu việc kinh doanh trà sữa bằng hình thức nhượng quyền trong năm có còn béo bở như các năm trước hay không? thì hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu bạn nhé.
Xem thêm:
- Các Câu Nói Hay Về Phụ Nữ Kinh Doanh Tạo Động Lực Cho Nhiều Bạn Trẻ Ngày Nay
- Áp Dụng 5 Nguyên Tắc Của Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh Khiến Bạn Trở Nên Bất Bại
- Triết Lý Kinh Doanh Là Gì – Liên Quan Gì Đến Sự Thành Bại Của Một Công Ty
1. Nhượng quyền kinh doanh trà sữa là hình thức kinh doanh như thế nào?
Nhượng quyền kinh doanh bạn có thể hiểu đơn giản là bạn sẽ trở thành một đại lý cho 1 thương hiệu đã có sẵn. Và kinh doanh trà sữa nhượng quyền cũng giống như vậy, bạn sẽ trở thành cửa hàng kinh doanh dưới tên của một nhãn hiệu.
Đối với hình thức kinh doanh này, bạn sẽ không cần gây dựng danh tiếng, vì đã các thương hiệu nhượng quyền thường được công chúng nhận biết và thân quen. Lúc này bạn sẽ kinh doanh như các cửa hàng khác bao gồm: các hành động để xúc tiến doanh thu, các chương trình khuyến mãi,… Nhưng các công ty nhượng quyền sẽ là người giám sát dịch vụ cũng như chất lượng nguyên liệu và sản phẩm của các đại lý.
Chính vì thế đây là hình thức phù hợp với những người mới tập quen với kinh doanh. Phương án này sẽ giúp bạn hạn được nhiều rủi ro và tạo ra nhiều cơ hội cho bạn học hỏi, bạn có thể lấy đó làm kinh nghiệm rồi sau này mở một thương hiệu riêng cho mình.
2. Đánh giá chung về hình thức nhượng quyền kinh doanh trà sữa
Bất kể hình thức kinh doanh nào cũng có những mặt tốt và những hạn chế còn tồn tại. Và nhượng quyền kinh doanh trà sữa cũng như vậy, đó là những vấn đề gì thì bạn hãy xem tiếp ở bên dưới.
2.1 Ưu điểm nhượng quyền kinh doanh trà sữa
- Mức độ nhận diện thương hiệu: Đây là vấn đề bạn không phải lo lắng, vì những thương hiệu nhượng quyền thường đều có được độ nhận biết cao thì phía người dùng. Bạn không cần phải xây dựng phần thương hiệu.
- Sản phẩm và dịch vụ: Đây là 2 yếu tố sẽ luôn kiểm soát bởi tổng đại lý, họ cử nhân viên tới các đại lý nhượng quyền để training và cung cấp nguyên liệu chế biến.
- Chi phí đầu tư: việc tìm mặt bằng, cách sắp xếp bàn ghế và thiết kế quán,… bạn sẽ được thương hiệu hỗ trợ và hướng dẫn trong khâu chuẩn bị. Bạn sẽ đỡ tốn thời gian và tiền bạc vào các khâu chuẩn bị này.
- Lợi nhuận: nếu bạn có được địa điểm buôn bán thuận lợi và thương hiệu nhượng quyền được phần đông mọi người ưa chuộng, thì việc có lợi từ 2 – 3 tháng đầu là hoàn toàn có thể.
- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh: Với hình thức nhượng quyền bạn sẽ không gặp tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu, khống chế được chất nguyên liệu và sản phẩm, hạn chế về các vấn đề liên quan đến dịch vụ,…
2.2 Nhược điểm nhượng quyền kinh doanh trà sữa
- Thời hạn sử dụng thương hiệu: Một điều làm cho nhiều người cảm thấy thoải mái khi sử dụng hình thức nhượng quyền chính là thời hạn sử dụng tên thương hiệu. Thông thường thì trong hợp đồng nhượng quyền sẽ nêu rõ bạn quyền sử dụng trong vòng mấy năm, sẽ từ 3 – 5 năm. Sau khi hết hạn bạn có thể ngưng gia hạn hoặc gia hạn hợp đồng tùy thuộc vào nhu cầu của bạn lúc đó.
- Hoạt động vận hành nhãn hàng: Mặc dù kinh doanh vẫn nằm trong tay bạn, nhưng bạn vẫn phải tuân thủ một số yêu cầu từ phía tổng đại lý. Như phải lấy nguyên liệu từ đâu, thống nhất về cách thiết kế và định hướng kinh doanh từ tổng đại lý. Điều này vô hình chung đã khiến cho các chủ doanh nghiệp bị mất khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
- Rủi ro từ thương hiệu: Khi bạn sử dụng thương hiệu nhượng quyền thì sẽ có hướng lợi và bất lợi. Điểm thuận lợi là bạn không cần phải tốn thời gian để xây dựng thương hiệu, nhưng nếu trong trường hợp thương hiệu bị dính phốt mà không được xử lý tốt, sẽ rất dễ tình trạng khách hàng tẩy chay. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
3. Phân tích tình hình kinh doanh trà sữa trong năm 2022
Mặc dù trà sữa du nhập vào Việt Nam khá sớm, từ những năm đầu 2000 nhưng mãi tới năm 2012 thì nó mới thực bùng nổ thực sự. Ở giai đoạn từ 2012 – 2018 bạn sẽ thấy có rất nhãn hàng trà sữa lớn tấn công vào thị trường Việt Nam như: BoBaPop, Gongcha, The Alley, R&B,… và phần lớn đều theo hướng nhượng quyền kinh doanh trà sữa.
Tại thời điểm đó thị trường Việt Nam được Euromonitor đánh giá là vô cùng tiềm năng, khi tốc độ tăng trưởng là 20%/ năm và quy mô thị trường 300 triệu đô la. Nhưng chính vì làn sóng Covid thứ 3 tại Việt Nam đã khiến cho nhiều cửa hàng phải tê liệt và gần như chỉ là buôn bán cầm chừng trong năm 2021.
Cho nên theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì việc bạn “nhảy” vào thị trường F&B lúc này là khá nguy hiểm. Vì hiện tại tình hình dịch vẫn còn căng thẳng ở nhiều tỉnh thành và lúc này xu hướng của người tiêu dùng đang hướng đến các sản phẩm lành mạnh hơn như nước ép, sinh tố,…
Cho dù, bạn thực hiện buôn bán theo mô hình nhượng quyền kinh doanh trà sữa, thì bạn cũng nên suy xét về thời cuộc và nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp quyết định thời điểm và nhãn hàng mà tin tưởng để trở thành đại lý.
Nhượng quyền kinh doanh trà sữa là hình thức tuy không còn mới mẻ nhưng nó vẫn đủ sức để thu hút những bạn trẻ muốn thử sức trong kinh doanh. Và chúc bạn có bạn có ý định kinh doanh bằng hình thức này sẽ thành công và sự nghiệp ngày càng phát triển.