TÌm hiểu dây chằng là gì và nguyên nhân – cách chữa đứt dây chằng?

Dây chằng là gì, nguyên nhân và cách chữa đứt dây chằng là gì? Việc đứt dây chằng ít nhiều có thảnh hưởng đến khả năng vận động, Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.

Dây chằng là gì, nguyên nhân và cách chữa đứt dây chằng là gì? Việc đứt dây chằng ít nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.

Tìm hiểu định nghịa dây chằng là gì, nguyên nhân khiến bị đứt dây chằng?

Trong y học, dây chằng được biết đến là một bộ phân quan trọng là mô nối hai hay nhiều xương ở các các khớp xương trong cơ thể. Và dây chằng tác động rất lớn đến việc cấu tạo nên các khớp xương và quyết định đến khả năng di chuyển và vận động của con người. Vì vậy, dây chằng có thể bị tổn thương đứt hoặc rách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của con người, có thể di chuyển chậm chậm, vận động khó khăn. Các chấn thương dây chằng thường gặp đó là chấn thương dây chằng khớp gối.

Một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết đứt dây chằng thường là những tiếng kêu rắc rắc trước khi xảy ra chấn thương, kèm theo tiếng kêu đó là cảm giác đau khớp gối. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đứt dây chằng, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân như:

Trong các hoạt động thường ngày và trong những tình huống như vặn xoắn gối, giảm tốc độ hoặc thay đổi hướng một cách đột ngột.

Té ngã trong lúc tham gia giao thông, ngã khi chống chân xe, khi xe bị ngã một khối lượng lớn đè lên dây chằng.

Tai nạn khi tham gia các môn thể thao đối kháng như tập võ, bóng đá, đấu vật…và một số môn thể thao đòi hỏi sự di chuyên nhanh và chuyển hướng liên tục như điền kinh, trượt ván, đua xe…

Ngoài ra, trong một số ngành nghề, người lao động phải mang vác các vật nặng, trong lúc lao động có thể bị tai nạn, té ngã cũng có thể kiến dây chằng bị đứt.

Các cách điều trịđứt dây chằng như thế nào?

Đối với những trường hợp dây chằng bị tổn thương nhẹ, chúng ta có thể dùng phương pháp chườm lạnh để giảm đau. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng thuốc bôi gây lạnh, cao dán lạnh hoặc các loại thuốc giảm đau kháng viêm, chống xưng tấy phù nề…Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Với một số trường hợp bị nặng, chúng ta có thể phải cố định khớp bằng nẹp để ngưng tạm thời việc cử động của đầu gối, vì nếu cử động sẽ có thể ảnh hưởng đến dây chằng. Sau đó, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Trường hợp dây chằng bị đứt, các bác sĩ sẽ điều trị sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi nối lại dây chằng bị đứt. Đồng thời sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật.

Trường hợp các vận động viên bị đau dây chằng trong lúc luyện tập, một số bác sĩ cũng sẽ tiến hành phẫu thuật để can thiệp vào hệ thống dây chằng bị lỏng lẻo. Đây là cách để cố định và hạn chế nguy cơ đứt dây chằng trong quá trình thi đấu, tránh ảnh hưởng đến kết quả. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng cách này. Chỉ những người còn trẻ, sức khỏe tốt có chế độ ăn uống sinh hoạt đúng mực và khả năng hồi phục nhanh mới có thể áp dụng cách này.

Vậy bạn đã hiểu dây chằng là gì và nguyên nhân cùng cách chữa trị rồi đúng không nào?