Bạn có biết thủ tục hòa giải ly hôn như thế nào?

Bạn có biết thủ tục hòa giải ly hôn như thế nào?

Thủ tục hòa giải ly hôn như thế nào? Thủ tục hòa giải ly hôn có bắt buộc tại Tòa hay không? Khi ly hôn có cần hòa giải không? Bạn có thể bỏ qua giai đoạn này để được ly hôn trực tiếp không?,… Nếu bạn đang quan tâm những vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để được tìm được đáp án cho mình.

Mọi thông tin trong bài viết cung cấp cho bạn đã được tìm hiểu qua luật sư và bộ luật Hôn nhân gia đình năm 2014, trong tương lai bộ luật này có thể thay đổi một số điều chúng tôi không kịp thời cập nhật thì mong bạn độc hãy bỏ qua rủi ro này. Do đó, nếu bạn cần được giải quyết những vấn đề bất cập của mình thì hãy liên hệ ngay luật sư hôn nhân gia đình qua ứng dụng Askany. Tại đây, bạn sẽ tìm được cho mình một luật sư đã từng biết đến hay kể cả chưa biết đến, bởi vì ứng dụng tập hợp rất nhiều chuyên giỏi có thể xử lý triệt để những vấn đề của bạn.

1. Hòa giải ly như thế nào tại Tòa?

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, thương mại; tranh chấp gia đình cũng không ngoại lệ. Sự tự nguyện tham gia giải quyết tranh chấp của các bên; tự thỏa thuận với nhau về các biện pháp giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập.

Hòa giải là hành động của bên thứ ba (không phải các bên tranh chấp) thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích bằng hòa giải và đạt được một số thỏa thuận.

Vì vậy, khi bạn muốn ly hôn phải làm sao ly? Ly hôn do tòa án hòa giải có nghĩa là tòa án đóng vai trò là người thứ ba thuyết phục vợ, chồng hàn gắn mối quan hệ vợ chồng đang trên bờ vực thẳm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, năng lượng và tiền bạc cho cả hai bên.

2. Thủ tục hòa giải ly hôn như thế nào?

Trình tự và thủ tục hòa giải theo quy định từ Điều 205 đến 211 của luật Tố tụng Dân sự 2015 được tiến hành như sau:

Thủ tục thông báo: Tòa án gửi cho các bên thông báo về việc mở phiên toà hoà giải, thông báo về thời gian, địa điểm và nội dung của phiên hoà giải.

Các thành viên của Phiên tòa bao gồm: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; Thư ký Tòa án sẽ ghi lại biên bản hòa giải; Cùng các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp cho đương sự; Người phiên dịch của đương sự nếu không nói được tiếng Việt.

Nội dung của hòa giải:

Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán sẽ phổ biến cho các bên về quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên làm rõ mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ. Đồng thời, Tòa cũng phân tích hậu quả pháp lý của vụ việc cho hai bên để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về vụ việc của mình.

Trình tự tiến hành hòa giải

  • Thẩm phán chủ trì phiên hòa sẽ khai mạc phiên hòa giải cho đương sự.
  • Tiếp đến thẩm phán sẽ giới thiệu họ, tên của những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, 1 cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đang tham tha phiên tòa hòa giải.
  • Thư ký phiên tòa báo cáo Chủ tọa phiên tòa việc mình có tham gia hòa giải hay không theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra sự có mặt, căn cước của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập và thông báo của Tòa án.
  • Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải công khai đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các bên và những người tham gia tố tụng khác theo quy định pháp luật tương ứng của Luật tố tụng dân sự 2015.
  • Các bên hoặc người đại diện hợp pháp của các bên phát biểu ý kiến ​​về nội dung tranh chấp và nêu vấn đề yêu cầu hòa giải.
  • Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thoả thuận, những vấn đề chưa thoả thuận được và yêu cầu các bên bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
  • Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đã hòa giải thành và những vấn đề chưa thỏa thuận được.

3. Kết luận

Như vậy, bài viết cũng đã chia sẻ về các thủ tục và quy trình hòa giải ly hôn như thế nào. Nếu bạn muốn biết thêm về trong quá trình hòa giải có phân chia tài sản sau ly hôn hay không thì hãy liên hệ các chuyên gia luật sư tại ứng dụng Askany để họ giải đáp cho bạn.