Theo quy định của luật đất đai về tranh chấp quyền sử dụng đất, cách xử lý các vụ tranh chấp này sẽ được thực hiện theo các bước nhất định, từ hòa giải cho tới ra UBND hoặc Tòa Án. Trong quy trình giải quyết tranh chấp này, bạn nhất định phải có một chuyên gia về Luật Đất đai tư vấn cho mình để đi qua các thủ tục đó nhanh chóng nhất. Askany chính là ứng dụng để bạn có thể liên hệ được các chuyên gia đó dễ dàng nhất.
Bước 1: Hòa giải
Theo Điều 202, Khoản 1 của bộ luật Đất đai mới nhất, Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp về đất đai tự thỏa thuận giải quyết hoặc thông qua hòa giải tại cơ sở. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc và kết quả của hòa giải không tạo nghĩa vụ phải tuân theo cho các bên.
Theo Khoản 2 của Điều 202, nếu các bên trong vụ tranh chấp không thể đạt được thỏa thuận giải quyết, nhưng muốn tiếp tục giải quyết tranh chấp, họ phải gửi đơn đến UBND cấp xã yêu cầu hòa giải. Đây là một bước bắt buộc trước khi vụ tranh chấp có thể được đưa ra tòa án.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu tranh chấp xoay quanh việc xác định người sử dụng đất hợp pháp, thì hòa giải là bắt buộc; còn trong các trường hợp tranh chấp liên quan đến giao dịch quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất, phân chia tài sản chung của vợ chồng… thì hòa giải không bắt buộc, vì những tranh chấp này không liên quan trực tiếp đến đất đai.
Bước 2: UBND giải quyết tranh chấp
Theo Khoản 2 của Điều 203 luật đất đai nhà ở, trong trường hợp một trong các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc bất kỳ loại giấy tờ quy định theo Điều 100 của Luật này, họ chỉ có hai lựa chọn để giải quyết tranh chấp như sau: yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền (cấp huyện hoặc cấp tỉnh – đối với tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân) xem xét và giải quyết vụ việc. Nếu một trong hai bên không tán thành với quyết định đó, họ có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc tiến hành khởi kiện tại tòa án theo quy định về tố tụng hành chính.
Bước 3: Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp
Theo Khoản 1 và 2 của Điều 203 luật đất đai khi có tranh chấp, trong các trường hợp như tranh chấp mà các bên có sổ đỏ, sổ hồng hoặc các loại giấy tờ tương tự quy định theo Điều 100 luật đất đai về tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp liên quan đến tài sản liên quan đến đất (như nhà cửa, công trình xây dựng…), hoặc tranh chấp đất đai mà các bên không có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ tương tự quy định theo Điều 100, các bên có thể tiến hành khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy trình tố tụng dân sự.
Luật đất đai về tranh chấp quyền sử dụng đất chính là cách để người dân giải quyết được các mâu thuẫn liên quan tới đất đai của mình. Mỗi trường hợp tranh chấp ở thực tế luôn vô cùng phức tạp nên người dân hãy tìm một luật sư tư vấn để giải quyết các mâu thuẫn này theo cách hiệu quả nhất. Askany chính là nơi để bạn kết nối được các luật sư tư vấn hàng đầu này.