Người ta thường có câu nói “thương trường như chiến trường” vậy thì binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh sẽ được sử dụng như thế nào? Mặc dù cuốn sách được ra đời cách đây 2500 năm nhưng nó vẫn giữ nguyên tính thời đại của mình. Có rất nhiều trong cuốn sách đề cập mà tới ngày này hậu thế vẫn có thể áp dụng chúng, trong đó phải kể 5 nguyên tắc nổi trội được nhắc đến.
Xem thêm:
- Triết Lý Kinh Doanh Là Gì – Liên Quan Gì Đến Sự Thành Bại Của Một Công Ty
- Kinh Doanh Ngoại Hối Là Gì Và Tình Hình Các Giao Dịch Ở Việt Nam 2022
- Thông Tin Về Kinh Doanh Du Lịch Cơ Bản Nhất Được Cập Nhập 2022
Ứng dụng binh pháp tôn tử trong kinh doanh
Quyển sách có tổng cộng là 13 chương, nếu có thời gian rảnh thì bạn hãy đọc quyển sách và chiêm nghiệm tính thời cuộc của nó. Còn không thì bạn xem 5 nguyên tắc được Tôn Tử nói đến mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở mục dưới đây.
1. Kiến thức chính là sức mạnh
“Biết người biết ta, trăm trận không nguy;
Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua;
Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”
Đây là một bài học lớn mà Tôn Tử đã đúc kết được qua quá trình cầm quân của mình. Cho đến ngày nay, câu nói này gần như có thể áp dụng được trên mọi lĩnh vực. Ở câu nói trên, Tôn Tử đã nên lên tầm quan trọng ở 2 vấn đề. Đó sự hiểu biết về bản thân mình và sự hiểu biết về đối thủ.
Khi bạn sử dụng binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh thông qua câu nói này bạn có thể sử dụng như sau:
Đối với mình: bạn cần phải biết những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Điểm mạnh chính là lợi thế cần phát huy và nâng cấp chúng lên. Còn về điểm yếu thì bạn nên khắc phục hoặc tìm cách trung hoa lại với mặt khác của bạn.
Đối với đối thủ: bạn nên tìm hiểu kỹ càng về họ, phân khúc họ hoạt động, các dịch vụ hiện tại của họ, họ đang bán những sản phẩm gì,…. Khi bạn phân tích bạn sẽ biết bạn cần làm gì để nhanh bằng hoặc vượt trội hơn đối thủ.
2. Đội ngũ nhân viên phải đồng lòng và chung sức với doanh nghiệp
“Khi quân đoàn kết, dũng không thể tiến một mình, hèn nhát không thể lui”
Một điều chắc chắn rằng sức mạnh của một tập thể bao giờ cũng hơn 1 cá nhân. Chính vì thế dù trong chiến tranh hay thương trường thì tính tập thể càng được đề cao. Qua đó ta thấy được, binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh đề cao tầm quan trong của người lãnh đạo trong việc tuyển chọn nhân sự.
Những người được tuyển dụng phải phù hợp với công ty và phù hợp với công việc được ứng tuyển. Và trên hết thì những người nhân viên này phải có cùng chung chí hướng và có ý định phát triển lâu dài tại công ty.
Để có sự kết nối giữa các nhân viên trong công ty thì phải có thời gian xây dựng và tương tác giữa các nhân viên. Chính vì thế, các cấp quản lý cần phải ra môi trường cho nhân viên giao lưu học hỏi với nhau.
3. Xây dựng một kế hoạch chỉnh chu nhưng luôn phải có tính linh hoạt
“Người chỉ huy cần phải có khả năng phán đoán được nhiều tình huống có thể xảy ra trước cuộc chiến thì bạn sẽ có phần thắng lớn hơn.”
Đây chính là điều khi áp dụng binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh mà các cấp quản lý cần nghiền ngẫm. Một kế hoạch tốt là điều tiên quyết giúp bạn thành công trong một chiến dịch bán hàng, marketing,… Nhưng có điểm mà cần phải chú ý là không có kế hoạch duy nhất nào hoạt động tốt cho tất cả mọi người và ở mọi nơi. Với một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một kế hoạch.
Cho nên điều bạn cần làm đó chính là dự trù các tình huống bất lợi có thể diễn ra, dự trù càng nhiều trường hợp thì khi thực hiện bạn càng dễ dàng vượt qua. Vì tất cả đã được dự tính từ trước.
4. Xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ
“Biết trước tình hình đối thủ là một lợi thế”
Điều tiếp theo, bạn cần suy nghĩ về binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh chính là bước đi tiếp theo của đối thủ, để có thể “chặn đầu” họ. Gián điệp có thể nói là phương án được rất nhiều nhà cầm quân sử dụng, nhưng gián điệp trong kinh doanh là việc làm phạm pháp. Cho nên, chúng ta sẽ không gián điệp, bằng cách uyển chuyển chuyển ta có sử dụng mối quan hệ để thăm dò đối thủ.
Và mạng lưới quan hệ chính là nền tảng tốt để bạn phát triển việc làm ăn của mình. Đây là công việc đòi hỏi bạn phải dành thời gian và công sức để tìm hiểu. Là chủ một doanh nghiệp bạn cần phải xác định xem những mối quan hệ nào nên mở rộng, những mối quan hệ nào thì không nên.
5. Xây dựng và củng cố những thành công bạn đã đạt được
“Giành chiến thắng trong các cuộc chiến để chiếm lĩnh thành trì nhưng không biết củng cố thì chẳng khác nào lãng phí thời gian và tài nguyên”.
Đây là điều đáng để chiêm nghiệm của các nhà quản lý khi nói về binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh. Khi bạn đạt được một số thành công trong kinh doanh, hãy luôn nỗ lực để đưa nó lên một tầm cao mới.
Bạn thấy đấy, thành công sinh ra thành công. Chìa khóa của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào là đạt được thành công đầu tiên và sau đó tận dụng thành công bổ sung cho mỗi chiến thắng mới.
Những có một vài trường hợp ngủ quên chiến thắng, khi họ đạt được những thành công nhất định trong ngành và họ ngừng nỗ lực. Đây chính là lúc mà đối thủ của bạn chờ đợi, nếu như họ nắm bắt được thì chính bạn sẽ người thất bại trên chính “quê nhà” của mình.
Sử dụng binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh là điều mà các nhà quản lý quản thế giới điều áp dụng, chỉ khác là họ có biết họ đang dùng hay không. Chính vì tính thời đại mà cuốn sách này mang lại chính thế mà không bị “xếp xó” ở đâu đó, cho nên nếu muốn thành một quản lý tài ba thì bạn chiêm nghiệm nó.