Hướng dẫn các bước làm thủ tục thừa kế đất nông nghiệp đúng quy định

Nhiều người hiện nay chưa nắm được các thủ tục thừa kế đất nông nghiệp ở nước ta. Đất nông nghiệp là loại đất vô cùng quan trọng ở Việt Nam, vậy thủ tục nhận thừa kế loại đất này có quy định gì phức tạp không? Hãy cùng tìm hiểu về thủ tục này trong bài viết sau. Và nếu bạn đang gặp vấn đề với các thủ tục nhận thừa kế, hãy nhờ các luật sư hàng đầu ở mảng luật Đất đai tư vấn cách giải quyết cho mình. Hiện có app Askany giúp bạn dễ dàng đặt lịch tư vấn với các luật sư hàng đầu trên toàn quốc rất nhanh chóng và tiện lợi.

Điều kiện nhận thừa kế đất nông nghiệp

Việc thừa kế đất nông nghiệp không có quy định gì khác biệt so với các tài sản thừa kế bình thường khác của luật Đất đai. Điều kiện nhận thừa kế đất nông nghiệp được áp dụng chung trong các điều kiện ở Điều 188 luật Đất đai:

  • Đất nông nghiệp thừa kế có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đất nông nghiệp thừa kế đang không bị tranh chấp. Liên hệ các luật sư tư vấn tranh chấp đất để giải quyết vấn đề này.
  • Đất nông nghiệp thừa kế đang không bị kê biên thi hành án.
  • Đất nông nghiệp thừa kế vẫn còn thời hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, các quy định về việc thừa kế đất nông nghiệp chỉ có thêm lưu ý về các đối tượng không được nhận thừa kế đất nông nghiệp như sau:

  • Những người không có quan hệ huyết thống với người để lại đất trồng lúa sẽ không được nhận thừa kế đất trồng lúa.
  • Những đối tượng từng sở hữu đất trồng lúa nhưng đã bán cho người khác sẽ không được nhận thừa kế.
  • Những người không có đủ năng lực hành vi dân sự sẽ không được nhận thừa kế đất nông nghiệp.
  • Những người từng vi phạm luật đất đai sẽ không được nhận thừa kế đất nông nghiệp.

Thủ tục thừa kế đất nông nghiệp

Bước 1: Làm hồ sơ khai nhận thừa kế

Để có thể nhận thừa kế đất nông nghiệp, đầu tiên người thừa kế phải làm hồ sơ khai nhận di sản thừa kế để công chứng. Hồ sơ này gồm:

  • Sổ đỏ gốc của người đã mất để tránh các trường hợp tranh chấp đất đai không có sổ đỏ.
  • Giấy chứng tử.
  • Giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế.
  • Bản sao di chúc (nếu có).
  • Giấy chứng minh quan hệ với người đã mất (hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương…).

Sau đó, người thừa kế mang hồ sơ tới văn phòng công chứng tại địa phương có đất để được công chứng/chứng thực.

Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận thừa kế

Nếu thấy hồ sơ khai nhận thừa kế hợp lệ, văn phòng công chứng sẽ chuyển hồ sơ lên UBND xã để làm văn bản khai nhận thừa kế. UBND xã sẽ niêm yết văn bản này tại trụ sở hoặc nơi tập trung cộng đồng dân cư chính thức ở địa phương. Sau 15 ngày niêm yết mà không có ai kiện cáo hoặc tranh chấp đất, UBND xã sẽ xác nhận việc thừa kế đất.

Bước 3: Làm thủ tục sang tên đất

Người thừa kế mang văn bản khai nhận thừa kế đến Văn phòng đăng ký đất đai để sang tên sổ đỏ và các giấy tờ khác về đất. Tại đây họ phải làm thủ tục khai thuế. Sau đó, họ đã hoàn tất thủ tục thừa kế đất nông nghiệp.

Người không sản xuất nông nghiệp có được thừa kế đất nông nghiệp?

Đây là thắc mắc của không ít người dân nhận thừa kế đất nông nghiệp hiện nay. Thắc mắc này là một nhầm lẫn phổ biến với điều 191 luật Đất đai: Những ai không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp sẽ không được nhận chuyển nhượng, cho tặng đất trồng lúa. Đây là các quy định về việc mua bán, cho tặng đất đai chứ không phải thừa kế. Người không sản xuất nông nghiệp vẫn được làm thủ tục thừa kế đất nông nghiệp.

Qua đây, bạn đã nắm được toàn bộ các bước của thủ tục thừa kế đất nông nghiệp hiện hành. Việc nhận thừa kế đất nông nghiệp không có thủ tục gì đặc biệt, nhưng người dân lại đặc biệt gặp khó khăn ở các bước làm hồ sơ, giấy tờ. Nếu đang bị vướng mắc ở các thủ tục nhận thừa kế đất đai, bạn hãy nhờ một luật sư dày dạn kinh nghiệm hướng dẫn bạn cách giải quyết. Hiện nay ở ứng dụng Askany có đội ngũ luật sư tư vấn rất thâm niên, sẵn sàng hỗ trợ bạn với bất kỳ thủ tục pháp lý nào.