Những thông tin mới cập nhật về chủ thể kinh doanh mà các bạn cần biết, những thông tin trong bài viết được chúng tôi lấy các bộ luật và các trang web chuyên về tư vấn luật. Vì thế bạn có thể an tâm về độ chính xác của thông tin. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề chủ thể kinh doanh thì hãy xem bài viết để biết các thông tin chi tiết bạn nhé.
Tham khảo ngay:
- Gp Là Gì Trong Kinh Doanh Và Những Thông Tin Quan Trọng
- Kinh Doanh Mlm Là Gì Và Những Thuật Ngữ Thông Dụng
- Top 5 Những Mô Hình Kinh Doanh Ít Vốn Của Nhiều Bạn Trẻ Hiện Nay
1. Giải thích chủ thể kinh doanh là gì?
Chủ thể kinh doanh không được quy định rõ về mặt luật pháp trong các bộ luật, nhưng nó lại được thể hiện ở những hành vi kinh doanh của chủ thể kinh doanh được hiểu là các pháp nhân hay thương nhân thực hiện các hành vi về kinh doanh trong thực tế.
Chủ thể kinh doanh có thể là một tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Mọi thương nhân đều có thể chủ thể kinh doanh, vấn đề nằm chỗ “có thể” nếu như không phải thì làm sao để phân biệt. Vậy thì chúng ta cần những dấu hiệu và các điều kiện để có thể xác định chính xác được chủ thể kinh doanh là như thế nào.
1.1 Dấu hiệu để nhận biết chủ thể kinh doanh
- Là chủ thể pháp lý được đăng ký kinh doanh với tư cách là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp phép về đầu tư quốc tế (xuất – nhập khẩu).
- Hoạt động một cách độc lập và thường xuyên có các hoạt động kinh doanh (đầu tư, sản xuất, xuất – nhập khẩu, mua bán hoặc dịch vụ) trên thị trường để thu lợi nhuận.
1.2 Điều kiện để trở thành chủ thể kinh doanh
Điều kiện để trở thành chủ kinh doanh sẽ được chia thành 2 trường hợp với mỗi trường hợp sẽ có những quy định riêng biệt mà bạn cần chú ý:
1.2.1 Đối với tổ chức:
Được thành lập hợp pháp: những cơ quan hay tổ chức được coi là thành lập hợp pháp theo đúng như luật của nhà nước Việt Nam, là được cấp phép kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có tài sản riêng (vốn): để có thực hiện các quan hệ kinh tế thì chủ thể kinh doanh cần có vốn đồng thời có quyền sử dụng đối với toàn bộ khối lượng tài sản đó. Để có thể tự mình chịu trách nhiệm độc lập hoàn toàn về hoạt động kinh doanh.
Phải có thẩm quyền kinh tế: là sự tổng hợp về quyền và nghĩa vụ kinh tế được pháp luật ghi nhận hoặc công nhận. Thẩm quyền kinh tế của chủ thể kinh doanh luôn phải tương ứng với chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Vì trên thực tế thì các tổ chức này có quyền và nghĩa vụ cụ thể sẽ khác nhau.
1.2.2 Đối với cá nhân
Phải có đầy đủ hành vi năng lực dân sự hoàn toàn: là trên 18 tuổi và không mắc bệnh tâm tâm thần/ bệnh lý khác làm mất hoặc làm hạn chế đến khả năng nhận thức hành vi dân sự.
Được cấp giấy phép hoạt động và đã đăng ký kinh doanh hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phân loại các chủ thể kinh doanh
Khi phân loại về chủ thể kinh doanh, thường thì chúng ta sẽ dựa trên yếu tố là có nhà nước tham gia hay không tham gia để phân loại:
2.1 Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
- Chính phủ Việt Nam
- Các bộ ban ngành về lĩnh vực kinh tế – kỹ thuật như: công nghiệp, nông nghiệp, viễn thông, du lịch, giao thông vận tải, điện lực,…
- Bộ hoặc cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ có thẩm quyền quản lý theo các chức hoạt động như tài chính, ngân hàng, kế hoạch đầu tư,…
- Uỷ ban nhân dân các cấp
- Sở, phòng kinh tế ở các địa phương
2.2 Các đơn vị kinh tế
- Doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã
- Doanh nghiệp được quy định trong bộ luật doanh nghiệp, gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân
- Doanh có vốn đầu tư nước ngoài
- Hộ kinh doanh cá thể
Về vấn đề quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh phải tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà họ hoạt động sẽ có những quy định riêng cho mình. Cho nên nếu như bạn cần tìm hiểu về vấn đề chuyên biệt cho từng vấn đề thì bạn cần phải điều tra ở từng bộ luật riêng biệt để có thể có được câu trả lời đúng nhất.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp hôm nay về chủ thể kinh doanh đã giúp ích được nhiều cho bạn. Nếu như bạn cần tư vấn bất kỳ điều gì thì hãy để lại comment bạn dưới để chúng tôi liên hệ tư vấn cho bạn nhé. Và đừng quên thường xuyên vào trang xem các bài viết được chúng tôi cập nhật để biết thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé.