Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội hiện nay được dùng phổ biến nhưng có một sự hiểu nhầm rằng chúng là 1. Bài viết sẽ phân biệt sự giống và khác nhau về bản chất 2 khái niệm và các cung cấp các khía cạnh của đạo đức kinh doanh cho quý bạn đọc.
Đọc thêm:
- Cập Nhật Các Thông Tin Mới Nhất Về Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh 2022
- 2022 Nên Kinh Doanh Online Mặt Hàng Gì – Tìm Hiểu Những Sản Phẩm Tiềm Năng
- Kinh Doanh Nhượng Quyền Là Hình Thức Kinh Doanh Như Thế Nào?
1. Hiểu về Đạo đức kinh doanh là gì?
Đạo đức là tư cách đạo đức, là những gì tốt hoặc đúng. Trong kinh doanh, đạo đức là hành vi tuân theo trong giao dịch của mình với cộng đồng hoặc xã hội.
Ở một số doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho mình và các cổ đông, mà hoạt động kinh doanh của họ gây tác hại đến xã hội nói chung. Mặc dù hoạt động này sẽ bị xử lý bởi pháp luật nhưng khoản tiền phạt mang tính răn đe không là gì so với các hệ quả hành vi phi đạo đức
2. Hiểu về Trách nhiệm xã hội là gì
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội về mối quan hệ giữa 2 khái niệm này để hiểu hơn, sau khi phân tích về đạo đức kinh doanh, sẽ đến trách nhiệm xã hội.
Con người từ xa xưa thuộc động vật bậc cao, sống theo bài đàn và có quan hệ mật thiết với xã hội. Bởi vậy, một cá nhân để hòa hợp với tập thể sẽ cư xử theo cách được người khác chấp nhận về mặt đạo đức và xã hội.
Với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu chính vẫn là thu lợi nhuận nhưng tập thể doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động nghĩa vụ xã hội. Và đây là chuỗi hoạt động không giống nhau giữa các doanh nghiệp.
Có doanh nghiệp sẽ có quỹ hỗ trợ cho trẻ em vùng cao như xây trường, sân chơi, quỹ sữa, doanh nghiệp trồng rừng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có doanh nghiệp hỗ trợ bà con trong thiên tai hay gần nhất là ổn định trong đại dịch Covid. Tùy theo tầm nhìn của người quản lý mà doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty khác nhau.
3. Sự khác biệt giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vẫn tồn tại sự mâu thuẫn. Ví dụ như các công ty cam kết quá trình hoạt động kinh doanh đảm bảo trách nhiệm xã hội nhưng thực tế bị phát hiện các hành vi vi phạm đạo đức.
Một nghịch lý là đôi khi điều tốt cho xã hội đôi khi lại không tốt cho doanh nghiệp. Điều mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp thì không tốt cho xã hội. Khi bị phát hiện thì cá nhân, doanh nghiệp, cá nhân có chức có quyền sẽ bị xử lý.
Ví dụ cho mâu thuẫn của Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội là việc bán thuốc lá và rượu, xổ số, cờ bạc không vi phạm đạo đức kinh doanh nhưng trái với các nguyên tắc trách nhiệm xã hội. Việc vừa vi phạm đạo đức kinh doanh cũng như chống lại trách nhiệm xã hội là dụ dỗ trẻ vị thành niên hút thuốc và uống rượu.
4. Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Các vụ tranh cãi và phải chịu tổn thất, mất tiền do có liên quan đến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình:
Tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu trách nhiệm cho hành động ác nhà quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức”. Kết quả trả giá là thua lỗ khoảng 54% thu nhập.
Để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc, khi Công ty Pennzoil đã bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội được thăng tiến hơn là 6,75 USD.
Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh đóng thuế tích cực tham gia các hoạt động vì cộng động như tương thân tương ái khi đồng bào gặp khó lúc dịch bệnh, thiên tai, đóng góp vào Quỹ xóa đói giảm nghèo của các tổ chức.
Vẫn còn các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh khác phổ biến như gian lận thương mại thông qua giả mạo xuất xứ bán với giá cao, mượn danh, lợi dụng danh tiếng để “thổi phồng” chất lượng sản phẩm; trốn thuế, trốn kiểm tra chất lượng, xuất xứ. Các hành vi này trước là phạm luật, sau là vi phạm đạo đức kinh doanh.
Vậy nên để hạn chế các vi phạm đạo đức kinh doanh cần chú ý cả hai phía là cơ quan quản lý và doanh nghiệp để hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội.
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất. Các công ty cần có những chính sách, quy định về trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Hai thuật ngữ này còn phụ thuộc phần lớn vào cái “tâm” của người kinh doanh.