
Chu kỳ kinh doanh hay còn trong tiếng Anh là Business Cycle. Đây là một khái niệm kinh tế mô tả sự tăng giảm sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Các chu kỳ kinh doanh thường được đo lường bằng dựa trên sự dịch chuyển của GDP.
Tham khảo ngay:
- Tìm Hiểu Các Vấn Đề Chủ Thể Kinh Doanh Mới Nhất 2022
- Gp Là Gì Trong Kinh Doanh Và Những Thông Tin Quan Trọng Khác 2022
- Kinh Doanh Mlm Là Gì Và Những Thuật Ngữ Thông Dụng 2022
1. Định nghĩa chu kỳ kinh doanh là gì?
Chu kỳ kinh doanh là gì? Chu kỳ kinh doanh hay còn gọi là chu kỳ kinh tế. Trong tiếng Anh là business cycle hoặc economic cycle, trade cycle.
Chu kỳ kinh doanh được đo bằng chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Khái niệm này để biểu hiện một loại dao động tăng giảm được nhận thấy trong những hoạt động kinh tế tổng hợp của một hay nhiều quốc gia.
Chu kỳ kinh doanh của mỗi nền kinh tế có độ dài khác nhau, có thê rtừ 1 đến 10, 12 năm. Nhưng chúng đều bao gồm các giai đoạn mở rộng sản xuất diễn ra gần như đồng thời trong rất nhiều các hoạt động của nền kinh tế, tiếp theo là các giai đoạn giảm sút, thu hẹp và phục hồi, mở ra một chu kỳ kinh doanh mới.
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp còn được hiểu là khoảng thời gian kể từ khi xuất tiền mua các nguồn nguyên vật liệu (nguyên vật liệu, nhiên liệu,…) đưa vào sản xuất cho đến khi sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, bán được và thu tiền về. Khái niệm này áp dụng trong nhiều trường hợp như tính toán kế hoạch, tính toán chi phí kinh doanh.
1.1. Chu kỳ kinh doanh gồm mấy giai đoạn?
Một chu kỳ kinh doanh bao gồm ba giai đoạn chính là:
Giai đoạn thịnh vượng là giai đoạn cho thấy sự gia tăng trong đầu tư diễn ra đồng thời ở nhiều hoạt động kinh tế; ở giai đoạn này chỉ số GDP tăng trưởng một cách mạnh mẽ cho thấy nền kinh tế đang ở thời kỳ hưng thịnh.
Giai đoạn suy thoái chứng kiến sự sụt giảm trong chỉ số GDP thực, các hoạt động kinh tế nhìn chung có xu hướng thu nhỏ quy mô và giảm sút, nhiều doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư, ngành nghề kinh doanh, tạm dừng hoạt động hay thậm chí phá sản đóng cửa doanh nghiệp.
Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng giai đoạn này có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp chuẩn bị khởi sự kinh doanh hoặc mở rộng đầu tư. Bởi vì lúc này chi phí đầu tư đang tương đối thấp và sẽ ổn định sản xuất để chờ giai đoạn phục hồi trong tương lai gần.
Giai đoạn phục hồi là khi chỉ số GDP tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Khi chỉ số này thực tế tiếp tục tăng và ở mức cao hơn mức ngay trước suy thoái thì nền kinh tế đang bắt đầu đi vào giai đoạn hưng thịnh mở ra chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.2. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp?
Chu kỳ kinh doanh không chỉ áp dụng cho các nền kinh tế lớn mà còn có thể được áp dụng ở phạm vi cụ thể hơn như chu kỳ kinh doanh của sản phẩm, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một nền kinh tế khép kín và đều có vòng đời riêng.
Vì thế mà doanh nghiệp cũng có chu kỳ kinh doanh riêng và trong mỗi giai đoạn của chu kỳ thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Bước qua những giai đoạn khó khăn luôn là thời kỳ doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc. Tuy nhiên chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều giai đoạn hơn.
Các giai đoạn hình thành
Giai đoạn hình thành là thời điểm người kinh doanh lên ý tưởng khởi nghiệp và các hoạt động kinh doanh cụ thể.
Giai đoạn bắt đầu phát triển là khi doanh nghiệp bắt đầu tung các sản phẩm và dịch vụ của mình ra thị trường.
Giai đoạn phát triển nhanh là khi doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề khó khăn về tài chính.
Giai đoạn trưởng thành là giai đoạn khi thị phần được chia sẻ cho các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Đây là giai đoạn doanh nghiệp thu hoạch thành quả sau một thời gian dài đầu tư và cố gắng không ngừng.
Giai đoạn suy thoái sẽ diễn ra nếu doanh nghiệp không bắt đầu các chính sách điều chỉnh cần thiết ngay từ giai đoạn trước. Doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm dần cho đến khi không còn lợi nhuận hoặc âm.
Các doanh nghiệp kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào và với quy mô khác nhau cũng đều phải trải qua các giai đoạn phát triển của một chu kỳ kinh doanh này. Thực tế, có nhiều doanh nghiệp không thể sống sót sau giai đoạn đầu tiên hay không thể phát triển đến giai đoạn đỉnh cao cũng thường xảy ra.
Tuy nhiên, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có bao nhiêu giai đoạn và thời gian diễn ra mỗi giai đoạn đều hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và chiến lược tái cấu trúc của doanh nghiệp đó, thậm chí là giai đoạn doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu khi đối mặt với những khó khăn trong từng giai đoạn đó như thế nào.
1.3. Công thức tính chu kỳ kinh doanh là gì?
Công thức được sử dụng để tính toán chu kỳ hoạt động kinh tế của một nền kinh tế hay một doanh nghiệp theo ngày như sau:
- Chu kỳ kinh doanh= RI + RCC, trong đó
RI là Vòng quay hàng tồn kho.
RCC là Xoay vòng các khoản phải thu.
Vòng quay hàng tồn kho được tính bằng số ngày trung bình của một công ty bán hàng tồn kho. Mặt khác, vòng quay của các khoản phải thu là thời gian mà các khoản phải thu được chuyển đổi thành hiện kim.
Ngoài ra, đối với các chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường cũng có thể áp dụng công thức mở rộng sau đây:
Chu kỳ kinh doanh sản xuất = (365 / Giá vốn hàng bán) × Hàng tồn kho trung bình + (365 / Doanh số tín dụng) × Các khoản phải thu trung bình.
Vậy chu kỳ sản xuất kinh doanh là gì?
1.4. Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường
-
Khái niệm:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh được tính từ thời điểm khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho sản phẩm hoàn chỉnh. Chu kỳ sản xuất này có thể được tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hay sản phẩm hoàn chỉnh đều được.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh sẽ bao gồm cả thời gian sản xuất và thời gian nghỉ theo chế độ
Nội dung của chu kỳ sản xuất kinh doanh thường bao gồm:
- Thời gian các công việc công nghệ được hoàn thành;
- Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm;
- Thời gian kiểm tra kỹ thuật hay xem xét chất lượng sản phẩm trước khi tung ra thị trường;
- Thời gian dừng lại của các sản phẩm chưa hoàn thiện tại các nơi làm việc, các kho trung gian và trong những ca không sản xuất.
Ngoài ra chu kỳ sản xuất đôi khi còn bao gồm cả thời gian của các quá trình ngoài tự nhiên không liên quan đến công nghệ.
-
Ý nghĩa của chu kỳ sản xuất kinh doanh:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định cẩn thận và rõ ràng. Chu kỳ này sẽ đóng vai trò làm cơ sở cho việc dự tính thời gian thực hiện sản xuất các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ.
Ngoài ra, chu kỳ sản xuất kinh doanh biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Chu kỳ sản xuất này càng ngắn thì cho thấy trình độ sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất của nhà sản xuất.
Chu kỳ sản xuất còn ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất hay không. Trong thị trường cạnh tranh nhiều biến động như hiện nay, chu kỳ sản xuất càng ngắn càng nâng cao khả năng của hệ thống sản xuất đáp ứng tốt với những thay đổi bất ngờ.
2. Ý nghĩa
Ngay cả khi mỗi nền kinh tế đều có các chính sách thúc đẩy tăng trưởng đủ nhanh để tạo ra công ăn việc làm cho những người lao động thì vẫn còn nhiều yếu tố khác nhau có thể khiến một nền kinh tế sụp đổ. Một nhân tố rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh doanh là sự tự tin của các của người kinh doanh, người tiêu dùng và các chính trị gia.
Một môi trường kinh tế hoàn hảo chính là khi người tiêu dùng tăng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ. Một khi nhu cầu tăng lên thì các cơ sở kinh doanh sẽ thuê thêm lao động và khi có nhiều người có việc làm, họ trở nên có điều kiện hơn và điều này càng kích thích nhu cầu lớn hơn. Khi cầu lớn hơn cung thì nền kinh tế có xu hướng được mở rộng và phát triển.
Khi lượng cầu lớn hơn cung, nền kinh tế vĩ mô có thể đạt đến điểm bão hòa. Khi cầu đang tăng và được cân bằng bởi chính sách thuế cao hơn hoặc lãi suất, thì không may điểm cực đại không thể duy trì lâu được. Khi đạt đến điểm cao trào của chu kỳ, lúc này sự suy thoái có thể bắt đầu.
Nguồn vốn có sẵn cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh. Nếu nguồn vốn bị dư thừa trong nền kinh tế và sự tăng trưởng kinh tế lên đến đỉnh cao có thể đẩy lạm phát lên nhanh. Để tránh đến đỉnh điểm thì vào thời điểm khủng hoảng năm 2008 tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã có thể can thiệp bằng cách thay đổi mức lãi suất.
Chu kỳ kinh doanh là một nguyên tắc của cuộc sống. Dựa vào chu kỳ này, chính phủ có thể can thiệp đúng mức khi cần. Đối với những người làm kinh doanh và tất cả mọi người khác, chu kỳ kinh doanh dạy cho ta một bài học rằng kinh tế không bao giờ ở trạng thái ổn định và mọi thứ luôn thay đổi theo thời gian.
Do đó, đối với các vấn đề quản lý tài chính và kinh doanh của mình, bạn phải ra những quyết định thông minh để luôn có đủ nguồn vốn trang trải cho các nhu cầu của mình khi nền kinh tế rơi vào trạng thái nguy hiểm.
Chu kỳ kinh doanh chính là một nguyên tắc bất di bất dịch mà tất cả các nền kinh tế hoạt động. Dù cho là nền kinh tế vĩ mô hay vi mô thì chu kỳ kinh doanh cũng đều hiện diện và có vai trò rất lớn trong việc dự đoán và đưa ra những thay đổi kịp thời để tránh tình trạng sụp đổ.