Quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi quy định giao cho cha hay mẹ nuôi? Khi ly hôn, bên cạnh vấn đề tranh chấp tài sản thì tranh chấp giành quyền nuôi con cũng vô cùng phổ biến và có nhiều khía cạnh phức tạp. Để biết được chính xác quy định của pháp luật đối với quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây do chính các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình cung cấp.
Trong quá trình tranh chấp giành quyền nuôi con có thể bạn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, chẳng hạn như chuẩn bị sai giấy tờ, không có đủ bằng chứng chứng minh khả năng nuôi con hoặc bằng chứng về lỗi của đối phương. Vậy nên, tìm đến các luật sư hôn nhân gia đình có nhiều kinh nghiệm về luật ly thân, ly hôn sẽ là giải pháp tốt nhất mà bạn nên cân nhắc. Hãy truy cập Askany để có thể liên hệ nhanh chóng và dễ dàng nhất với các luật sư này.
Quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Luật hôn nhân gia đình 2014, quyền nuôi con với trẻ trên 36 tháng tuổi được xác định dựa vào thoả thuận của cha và mẹ. Nhưng nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận, tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con thuộc về người nào có đủ điều kiện và có khả năng đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho sự phát triển của con.
Bên cạnh đó, trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì ý kiến và nguyện vọng của con sẽ được Tòa án xem xét, điều này nhằm đáp ứng các quyền lợi hợp pháp của con sau khi cha mẹ ly hôn.
>> Tham khảo thêm: Cách viết đơn ly hôn bằng tay.
Căn cứ để giành quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi
Như đã đề cập ở trên, trong quá trình xử lý thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, nếu hai bên cha mẹ không đạt được thỏa thuận thì phải chứng minh được các điều kiện đảm bảo khả năng nuôi con tốt nhất. Các điều kiện cụ thể là:
- Điều kiện vật chất bao gồm môi trường gia đình, thu nhập, tình hình tài chính, và tài sản.
- Điều kiện tinh thần như thời gian dành cho chăm sóc, giáo dục con, tình cảm, hoạt động giải trí cho con, và trình độ học vấn cũng được xem xét.
Bên nào có các lý lẽ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét để quyết định người nào sẽ được giao quyền nuôi con. Ngoài ra, các bên có thể cung cấp thêm các bằng chứng cho thấy đối phương không thể đáp ứng các điều kiện nuôi con tốt hoặc những lỗi mà đối phương gây ra dẫn đến tình trạng ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi
Quá trình giành quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được tiến hành theo trình tự quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn hoặc hồ sơ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con (trong trường hợp ly hôn) tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi mà đơn phương đang cư trú hoặc làm việc.
Bước 2: Tòa án sẽ tiếp nhận đơn khởi kiện và hồ sơ, và sau đó yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
Bước 3: Người khởi kiện sẽ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và cung cấp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án tiến hành xem xét và giải quyết vụ án theo quy trình thông thường và sau đó đưa ra Bản án hoặc quyết định về vụ án.
Hy vọng với những gì được nêu trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi cũng như các quy định liên quan khác. Nếu như bạn đang cần tư vấn cụ thể hơn về thủ tục giành quyền nuôi con bao gồm giấy tờ, bằng chứng cần chuẩn bị, kế hoạch tố tụng,… hãy trực tiếp liên hệ với các luật sư hôn nhân gia đình của ứng dụng Askany, họ sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên tối ưu, đảm bảo hạn chế các rủi ro pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện.